Tiếp tục với bài viết MỘT SỐ TƯ TƯỞNG MỚI TRONG TUYỂN DỤNG VÀ TÌM VIỆC của anh Hải Sunsea chúng ta sẽ đến với phần 2 CÁC CHUYÊN VIÊN TUYỂN DỤNG NÊN TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ ỨNG VIÊN VÀO CÔNG TY THAY VÌ CHĂM CHĂM ĐÁNH TRƯỢT HỌ!
Anh Hải Sunsea đã đưa ra một hình mẫu người làm tuyển dụng có thể nói là rất tuyệt vời. Nếu doanh nghiệp bạn có những chuyên viên tuyển dụng như vậy thì chắc chắn thương hiệu tuyển dụng của công ty sẽ là rất đẹp trong mắt các ứng viên và còn có sức lan tỏa rộng nữa. Hãy cùng theo dõi bài viết rất hay này nhé!
Khoảng hơn một tháng trước tôi có đọc một bài viết của một bạn chuyên viên Tuyển dụng chia sẻ về quá trình tuyển của công ty mình. Thái độ viết của bạn có vẻ rất hả hê khi thấy những RÀO CẢN mình đặt ra có HIỆU QUẢ trong việc lọc ứng viên, nào là không hiểu biết về công ty loại, không hiểu rõ công việc loại… Tôi định viết bài phản biện nhưng bận chưa viết được.
Hôm nay tôi vừa dạy xong lớp tuyển dụng với các bạn học viên trẻ chuẩn bị vào nghề. Tôi đặt ra tình huống là chúng ta sẽ Test kỹ năng Exel của các ứng viên kế toán, vậy có nên THÔNG BÁO trước cho ứng viên không? Hơn nửa lớp trả lời là KHÔNG!
Oh thì ra những người làm tuyển dụng vẫn có tư duy mình ở TRÊN CƠ ứng viên và tìm nhiều RÀO CẢN để đánh trượt ứng viên, trong khi MỤC TIÊU của chúng ta không phải là đánh trượt ứng viên mà là tìm được ứng viên PHÙ HỢP với công ty, và trong quá trình tìm kiếm đó, rất có thể chúng ta còn GIÚP ĐỠ ỨNG VIÊN để họ phát triển PHÙ HỢP với công ty.
Ứng viên và Nhà tuyển dụng vẫn đặt tâm thế là 2 lực lượng đối lập. Tư duy của họ là LỪA NHAU, ĐỀ PHÒNG nhau. Rất nhiều người vẫn nghĩ như vậy. Hôm qua tôi có viết bài về việc ứng viên phải THAY ĐỔI theo hướng CHỦ ĐỘNG hơn, CHỦ ĐỘNG LÀM VIỆC trước khi vào công ty, như vậy cơ hội của họ sẽ cao hơn rất nhiều. Nhưng NHÀ TUYỂN DỤNG cũng phải CHỦ ĐỘNG hơn bằng cách:
Ứng viên và Nhà tuyển dụng vẫn đặt tâm thế là 2 lực lượng đối lập. Tư duy của họ là LỪA NHAU, ĐỀ PHÒNG nhau. Rất nhiều người vẫn nghĩ như vậy. Hôm qua tôi có viết bài về việc ứng viên phải THAY ĐỔI theo hướng CHỦ ĐỘNG hơn, CHỦ ĐỘNG LÀM VIỆC trước khi vào công ty, như vậy cơ hội của họ sẽ cao hơn rất nhiều. Nhưng NHÀ TUYỂN DỤNG cũng phải CHỦ ĐỘNG hơn bằng cách:
1.Trong khi gửi mail mời ứng viên đi phỏng vấn, tại sao không gửi kèm THÔNG TIN CÔNG TY, hướng dẫn ứng viên TÌM HIỂU TRƯỚC về công ty trước khi đi phỏng vấn? Tại sao phải RÌNH họ không tìm hiểu về công ty để đánh trượt họ?
2. Khi phỏng vấn vòng 1 xong, tại sao không hướng dẫn ứng viên CHUẨN BỊ cho PHỎNG VẤN vòng 2 tốt hơn bằng việc cung cấp thêm thông tin cho ứng viên về người quản lý của họ, về thực trạng công việc mà họ chuẩn bị đảm nhiệm để họ có cơ hội HỌC HỎI, CHUẨN BỊ kỹ hơn, tăng xác suất phỏng vấn vòng 2 lên?
Nhà tuyển dụng nghĩ rằng sự THIẾU CHUẨN BỊ của ứng viên là do THÁI ĐỘ khi ứng tuyển không tốt. Thực ra không hẳn vậy. Những kỹ năng khi ứng tuyển gần như 99% các ứng viên KHÔNG ĐƯỢC TRANG BỊ trong trường cũng như ngoài thực tế. Kể cả có chủ động tìm kiếm lời khuyên trên mạng cũng KHÔNG CHẤT LƯỢNG. Để họ có khả năng đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng để xem mình phải làm gì không phải là việc PHẦN LỚN ỨNG VIÊN có thể làm được.
Một người làm tuyển dụng tuyệt vời là người biết cách PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC và THÁI ĐỘ của ứng viên từ khi họ nộp CV đến khi kết thúc vòng phỏng vấn bằng cách liên tục giúp đỡ và tạo điều kiện, TRAO CƠ HỘI học hỏi cho họ, để giả sử nếu họ có không trúng tuyển công ty chúng ta vì một vài yếu tố không phù hợp thì đến công ty khác, họ đã biết cách làm TỐT HƠN và thầm cảm ơn chúng ta.
Tại sao không trở thành một người làm TUYỂN DỤNG CÓ TÂM như thế?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét